Bệnh xương khớp trong cuộc sống hiện đại 6

Bệnh xương khớp trong cuộc sống hiện đại 6

Bệnh xương khớp
Bệnh xương khớp

Ngày nay do cuộc sống hiện đại, các chứng bệnh đều gia tăng và có xu hướng trẻ hóa, bệnh xương khớp cũng vậy. Theo sự phát triển của xã hội cũng đồng nghĩa với tỉ lệ gia tăng bệnh xương khớp và điều đáng lo ngại là tỉ bệnh phát triển ở độ tuổi ngày càng trẻ hóa.

1. Bệnh xương khớp là gì?, Định nghĩa bệnh xương khớp:

Bệnh xương khớp là sự thoái hóa của hệ thống xương khớp nói chung và là sự thoái hóa của lớp sụn bao bọc tại các đầu khớp nói riêng. Khi lớp sụn không còn khả năng bảo vệ hai đầu xương sẽ khiến chúng cọ xát vào nhau gây sưng, đau, mất khả năng cử động khớp. Theo thời gian, khớp có thể mất đi hình dạng ban đầu và có thể hình thành nên các gai xương cạnh khớp gây tổn thương và ngày càng đau đớn nhiều hơn.

2. Nguyên nhân của bệnh xương khớp:

Viêm xương khớp thường gặp ở người lớn tuổi, có độ tuổi từ 50-70, khi các chức năng cơ thể suy giảm đồng nghĩa với việc sụn không còn đảm bảo chức năng ban đầu, sụn trở nên giòn và dễ gãy, mất tính đàn hồi khiến xương mất đi tấm đệm, làm gia tăng các bệnh về xương khớp.

  • Thừa cân: khi cơ thể thừa cân sẽ có rất nhiều hệ lụy: tăng mỡ máu, hoạt động trì trệ, khối lượng cơ thể nặng hơn tạo ra áp lực lớn trên các khớp: khớp gối, khớp hông…
  • Do nhiễm trùng từ các phần khác trên cơ thể.
  • Do cơ chế tự miễn.
  • Di truyền: có dị tật trong sụn khớp.
  • Thương tích khớp: do hoạt động thể lực quá sứ hay do hoạt động thể thao dẫn đến tổn thương khớp.
  • Do stress.

3. Triệu chứng bệnh xương khớp:

Các triệu chứng thường rất rõ ràng và điển hình vào lúc sáng sớm sau khi ngủ dây. Bệnh nhân thấy cứng khớp, khó hoạt động, phải xoa bóp 15 phút đến 20 phút mới có thể cử động dễ dàng và hoạt động được.

  • Bệnh nhân thấy cứng khớp sau khi ngồi lâu hay ngồi dậy khỏi giường.
  • Sưng, đâu ở một hay nhiều khớp.
  • Đau âm ỉ hay dữ dội ở vùng khớp bị viêm, cảm giác nhức nhối khó chịu, buồn chân tay. Cơn đau có thể ngắn hay kéo dài hàng giờ.
  • Cử động không còn linh hoạt, khéo léo, cảm giác đau, vướng víu.
  • Có tiếng lạo xạo, tiếng xương chà xát lên nhau.
  • Cơ thể mệt mỏi, khó chịu.

Các triệu chứng Thường Gặp

  • ĐAU LƯNG
  • ĐAU NHỨC CHÂN TAY
  • ĐAU VAI GÁY
  • VIÊM SƯNG KHỚP

Nhức mỏi xương, cảm giác như kiến cắn trong xương… đó là triệu chứng của các bệnh về cơ xương khớp (đau nhức xương khớp). Người bị bệnh cơ xương khớp thường cảm thấy đau nhức khiến các hoạt động thường ngày bị cản trở, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

CÁC TRIỆU CHỨNG ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP

bệnh cơ xương khớp
bệnh cơ xương khớp

Trong các triệu chứng của bệnh cơ xương khớp, người ta phân loại đau thành hai nhóm là đau cơ học và đau kéo dài. Đau cơ học là tình trạng đau khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi. Đau cơ học là tình trạng đau khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi.

Đau cơ học do vận động mạnh là biểu hiện của các bệnh thoái hóa khớp, chấn thương và thường xuất hiện vào ban ngày. Người bệnh càng sử dụng phần xương khớp bị tổn thương như làm việc, tập luyện thể dục thể thao, xoa bóp quá mức thì triệu chứng đau tăng nặng hơn.

Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể có triệu chứng cứng khớp vào buổi sáng, sau khi thức dậy nhưng triệu chứng cứng khớp thường kéo dài chỉ từ 5 – 15 phút (không quá 30 phút).

Những bệnh xương khớp thường gặp khiến người bệnh có triệu chứng đau cơ học là loãng xương, thoái hóa khớp, hoại tử xương, bệnh lý gân và dây chằng,…

Những bệnh xương khớp thường gặp khiến người bệnh có triệu chứng đau cơ học là loãng xương, thoái hóa khớp,…

TRIỆU CHỨNG ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP VÀO ĐÊM LÀ NHƯ THẾ NÀO?

Loại đau thứ hai là đau vào ban đêm, nhất là khi gần sáng. Càng về đêm người bệnh càng đau hơn. Cơn đau có thể kéo dài suốt đêm khi bệnh đã bước sang giai đoạn nặng.

Cơn đau vào ban đêm thường không giảm khi người bệnh nghỉ ngơi như cơn đau dạng cơ học nên người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, mất ngủ, stress.

Đi kèm với triệu chứng đau là triệu chứng sưng, nóng, đỏ ở các khớp bị bệnh. Triệu chứng cứng khớp xảy ra vào buổi sáng và kéo dài nhiều giờ.

Triệu chứng đau này thường xuất hiện ở người bệnh bị viêm khớp dạng thấp, viêm khớp phản ứng, viêm khớp do gout, thấp khớp cấp, nhiễm trùng xương khớp…

Cơn đau vào ban đêm thường không giảm khi người bệnh nghỉ ngơi như cơn đau dạng cơ học.

Bên cạnh đó, nếu cơn đau ban đêm kéo dài, người bệnh nên đến bệnh viện có phòng khám chuyên khoa cơ khớp để khám và điều trị kịp thời vì đây có thể là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm.

TRIỆU CHỨNG NẾU “KHÔNG ĐAU” CŨNG CẦN CHÚ Ý NHỮNG ĐIỂM GÌ?

Bên cạnh cơn đau là triệu chứng các bệnh cơ xương khớp phổ biến, người bệnh đôi khi mất cảm giác nên không nhận biết được cơn đau hay triệu chứng không đau khi bệnh tiến triển.

Đây là dấu hiệu đặc biệt cần được lưu ý và xử lý kịp thời nhằm tránh những thương tổn có thể gây ra cho người bệnh.

Khi xảy ra cơn đau cấp tính ở vùng xương khớp nào đó, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, thả lỏng cơ thể để vùng khớp xương bị đau được thư giãn. Không nên sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Để giảm đau, người bệnh nên tập luyện thể dục thể thao phù hợp, đều đặn. Cần có chế độ ăn uống phù hợp, đầy đủ các vi chất cần thiết.

Biện pháp vật lý trị liệu như xoa bóp, xung điện, các bài tập luyện… cũng rất cần thiết cho người bị bệnh lý cơ xương khớp.

 

 

 

 

Facebook Comments Box
Rate this post

Để lại bình luận

Scroll to Top
0

Your Cart