Chương 2.
Nhân số học Pythagoras và những thăng trầm
|
Về nhân số học Pitago, đã bao giờ bạn thấy kì lạ khi liên tiếp các ngày bạn đều nhìn thấy những con số giống nhau, đã bao giờ bạn tự thắc mắc tại sao mình lại sinh vào ngày tháng năm sinh đó chứ không là một ngày nào khác, đã bao giờ bạn để ý hình như mình luôn chọn cùng một số khi mua vé số, hình như mình có đặc biệt thích một vài con số thì phải?… Tất cả chỉ là sự ngẫu nhiên chăng?
Trong suốt lịch sử tiến hóa của nhân loại, con người vẫn luôn không ngừng khao khát khám phá ra những công cụ có thể giúp họ nắm giữa được vận mệnh của mình, và có được thông tin hỗ trợ khi đưa ra quyết định trong tương lai. Bên cạnh Chiêm tinh, Tarot, tìm kiếm các nhà ngoại cảm… thì Nhân số học từ lâu cũng được xem là một cách tiếp cận hữu dụng để đáp ứng những nhu cầu bất biến nêu trên.
Nguồn gốc các con số
Trước khi có sự phát triển của hệ thống chữ số, những con số vẫn tồn tại dưới dạng thức những chữ cái. Ở thời cổ đại, khi người Hy Lạp sử dụng đá cuội để học số học và hình học, mỗi chữ cái được gán cho một giá trị số khác nhau. Sau đó, họ thực hành cộng các giá trị số của các chữ cái trong một từ để tạo thành một số duy nhất, phương pháp này còn gọi là Isopsephy.
Người Hy Lạp cổ đại khi sử dụng Phương pháp Isopsephy tin rằng các từ hoặc cụm từ mang giá trị số giống nhau đều có kết nối một cách tuyệt diệu.
Ngoài việc tạo những kết nối tôn giáo hay thế giới thần bí siêu nhiên, những học giả còn sử dụng để dự đoán người thắng trận trong các cuộc chiến đấu, chiến binh sở hữu cái tên có giá trị số đẹp nhất thường được đặt cược trở thành người chiến thắng.
Phương pháp trên sau đó cũng được áp dụng rộng rãi cho các hệ thống chữ số khác trên thế giới.
“Hệ thống chữ số định vị bằng văn bản chúng ta đang sử dụng là hệ thống chữ số Ả Rập Hindu. Hệ thống này được thành lập tư thế kỷ 7 ở Ấn Độ, Các chữ số ban đầu rất giống với các chữ số hiện đại, thậm chí các chữ tượng hình được sử dụng để thể hiện các chữ số.
Các chữ số Ả Rập du nhập vào nền văn hóa Châu Âu vào khoảng thế kỷ 13, thông qua nhà toán học lừng danh người Ý Fibonacci. Chúng bắt đầu được sử dụng phổ biến vào thế kỷ 15. Đến cuối thế kỷ 20 hầu như tất cả các tính toán không máy tính trên thế giới đều được thực hiện bằng chữ số Ả Rập, và chúng đã thay thế các hệ thống chữ số bản địa trong hầu hết các nền văn hóa.” (theo Wikipedia)
Sự ra đời của Nhân số học Pitago (Pythagorean Numerology)
Quá trình phát triển của hệ thống chữ số trải qua nhiều giai đoạn và chịu ảnh hưởng của các nền văn hóa khác nhau, nên Nhân số học từ đó cũng có nhiều hệ thống nghiên cứu khác nhau, như Nhân số học Pythagorean, Nhân số học Chaldean, Nhân số học Abjad…
Nhìn chung, Nhân số học Pitago hiện đang được đánh giá là hoàn thiện và phổ biến hơn so với các trường phái khác. Nên đối với các bài viết trong Blog Giải mã bản thân, khi nhắc đến Nhân số học, chúng ta mặc định dựa trên nghiên cứu theo Nhân số học Pitago.
Những con số thường chỉ được dùng để thực hiện các phép đo lường hay xác định số lượng, và nhiều người không mấy tin vào sự huyền bí của những con số, mang lại những ý nghĩa vượt trội hơn. Tuy nhiên, nhà toán học vĩ đại Pi-ta-go có thể thấy được những con số chính là thành tựu to lớn của nhân loại, tạo nên nền tảng cơ sở của mọi thứ, bao gồm cả con người và sự vật, quan điểm được thể hiện qua 2 quyển sách của ông: Science of Numbers và Theory of Magnitude.
Theo đó, mỗi một vật thể đều mang một tần số rung nhất định, sự rung động càng cao thể hiện năng lượng tích cực nhiều hơn và ngược lại, tần số rung động thấp biểu hiện năng lượng tiêu cực hơn. Pitago cho rằng những con số là thước đo của năng lượng, các số từ 1 đến 9 biểu trưng cho 9 tầng năng lượng của cuộc đời con người, còn có cả hai con số bậc thầy (số master) là 11 và 22 biểu trưng cho tầng năng lượng nâng cấp hơn so với 9 con số còn lại.
Sau khi quan điểm trên của Pitago ra đời, nghiên cứu về Số học của Pitago tiếp tục trở thành nền tảng về tinh thần, huyền học cho nhiều tổ chức bí mật khác như Phong trào văn hóa và tâm linh ở châu Âu thế kỷ 17 (Rosicrusians), Các tổ chức nghiên cứu về Thần học và Nhân loại học…cũng như là nền tảng cho sự phát triển của Nhân số học hiện đại.
Tác giả: Hy Tinh Nhiên
Nguồn: Numerology – Jean Simpson