NƯỚC NGẦM: VIỆT NAM CẢNH BẢO VỀ TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM – ss1

VIỆT NAM CẢNH BẢO VỀ TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM NƯỚC NGẦM

nước ngầm
nước ngầm
Tại Việt Nam, 70% nước sinh hoạt được lấy từ nguồn nước mặt, 30% còn lại được lấy từ nguồn nước ngầm. Khai thác nguồn nước-ngầm vượt mức cho phép trong những năm gần đây đã gây ra sụt lún đất và ô nhiễm hệ thống nguồn nước-ngầm tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tại các vùng duyên hải, các giếng nước thì đã bị nhiễm mặn và ô nhiễm.

Tại cuộc hội thảo do Bộ TNMT phối hợp với Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc tổ chức hồi tháng 3 tại Hà Nội nhân ngày Khí tượng thuỷ văn Thế giới, các chuyên gia cảnh báo rằng đến năm 2030 sẽ có khoảng 60 nước trên thế giới rơi vào tình trạng thiếu nước trầm trọng. Điều này do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân lớn đến từ sự gia tăng dân số, tốc độ đô thị hoá nhanh chóng và phát triển công nghiệp.

Thứ trưởng Bộ TNMT Nguyễn Công Thanh đã tuyên bố Bộ TNMT sẽ lập kế hoạch bảo vệ và sử dụng tài nguyên nước đồng thời tiến hành các biện pháp ngăn chặn khai thác vượt mức và ô nhiễm nước-ngầm.

Không chỉ riêng nguồn nước mặt, tình trạng ô nhiễm nước-ngầm ở Việt Nam hiện nay đang hết sức nghiêm trọng. Theo thông tin từ Tổng cục Môi trường, nguồn nước ngầm ở Việt Nam đang bị ô nhiễm nặng nề, vượt ngưỡng cho phép. Theo kết quả quan trắc orua và asen là 2 chất gây ô nhiễm phổ biến nhất.

Tình trạng ô nhiễm nước ngầm ở Việt Nam hiện nay

Ô nhiễm nước ngầm là tình trạng các chất ô nhiễm như rác thải – nước thải được thải ra mặt đất, ngấm vào đất và xâm nhập vào nguồn nước ngầm.

Theo các số liệu báo cáo, tổng lưu lượng khai thác nước ngầm của cả nước hiện nay khoảng 10,5 triệu m3/ngày đêm trong đó tập trung tại các đô thị lớn như TP.HCM (519.000 m3 ngày đêm) và thủ đô Hà Nội (1,78 triệu m3 ngày đêm). Việc khai thác nước ngầm với lưu lượng lớn đã làm giảm mực nước ngầm cũng như chất lượng nước.

Theo kết quả quan trắc cho thấy, tình trạng suy giảm nguồn nước – chất lượng nước ngầm đang diễn ra trầm trọng khi nồng độ asen, chỉ số kim loại nặng và các chất hữu cơ, hợp chất nitơ trong nước ngầm vượt hơnmức cho phép.

Tác hại từ ô nhiễm nước ngầm: Nguồn nước ngầm bị ô nhiễm khiến các hoạt động sản xuất dựa vào nguồn nước ngầm bị đình trệ. Một số doanh nghiệp phải mua nước sạch từ các khu vực khác, làm tăng chi phí gây tốn kém và mất thời gian.

Tác động đến động vật thủy sinh: Động vật sống trong nước bị nhiễm độc và chết; đồng thời làm mất đi chất dinh dưỡng của hệ sinh thái.

Tác động đến sức khỏe con người: Nồng độ nitrat, vi khuẩn gây bệnh trong nước ngầm cao gây nên các vấn đề sức khỏe, là nguồn gốc dẫn đến các bệnh viêm nhiễm.

Tác động đến sự tăng trưởng kinh tế: Quá trình sản xuất có thể bị trì hoãn nếu thiết bị hư hại. Đặc biệt đối với một số ngành công nghiệp sử dụng lò hơi để cung cấp nhiệt, nước chứa chất độc hại, cặn có thể gây hư hỏng thiết bị. Một số doanh nghiệp phải tốn chi phí, việc bảo trì và nhân công để mua nguồn nước sạch phục vụ cho hoạt động sản xuất.

Tình trạng ô nhiễm nước ngầm
Tình trạng ô nhiễm nước ngầm

Tầm quan trọng của nước ngầm

Nước ngầm là nguồn nước nằm sâu dưới lòng đất, nước-ngầm được tích trữ trong những khoảng không gian trống của đất tạo nên các lớp đá trầm tích. Nước-ngầm hình thành do nước trong ao hồ, sông suối, biển, dưới ánh nắng mặt trời bốc hơi lên gặp lạnh tạo thành hơi nước, kết tủa tạo thành hạt mưa rơi xuống đất, một phần nước mưa sẽ đổ vào ao hồ, một phần bốc hơi qua mặt đất và phần còn lại sẽ ngấm xuống đất và đến tầng đất không thấm sẽ tích tụ lại tạo thành mạch nước ngầm.

Vai trò của nước ngầm: Cung cấp một nửa lượng nước uống toàn cầu, chiếm 38% lượng nước tưới tiêu; giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp dòng chảy cho các con sông vào mùa khô.

Đồng thời nước ngầm giúp cố định các lớp đất đá bên trên, ngăn chặn tình trạng sạt lở, sụt lún đất. Ở nước ta, 70% nước sinh hoạt lấy từ nguồn nước mặt còn 30% là từ nước-ngầm.

Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngầm

– Tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa ở nước ta đã ra đời nhiều khu công nghiệp – khu chế xuất và song song đó là lượng nước thải ra môi trường của các khu này. Lượng nước thải chưa qua xử lý ngấm vào đất – nước, khiến cho mạch nước-ngầm bị ô nhiễm. Hơn nữa, việc khai thác một lưu lượng lớn nước-ngầm phục vụ cho các đô thị trong thời gian dài đã khiến cho nguồn nước bị cạn kiệt.

– Hoạt động nông nghiệp sử dụng quá nhiều phân bón – thuốc trừ sâu – thuốc bảo vệ thực vật. Theo số liệu thống kê cho thấy hơn 60% lượng nước-ngầm đang bị nhiễm hóa chất từ thuốc bảo vệ thực vật, phân bón.

– Các bãi chôn lấp rác thải rắn, rác bị rò rỉ, nước rỉ rác chứa chất độc hại từ các bãi chôn rác gây nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước-ngầm.

Nước ngầm là nguồn tài nguyên quý giá, cần được bảo vệ và sử dụng tiết kiệm. Tuy nhiên một khi nước-ngầm bị ô nhiễm sẽ trở thành mối đe dọa đến sức khỏe con người.

Để tránh tình trạng ô nhiễm nước-ngầm ở Việt Nam tăng mạnh, các tổ chức, cá nhân nếu có hoạt động xả thải ra môi trường, hãy xây dựng hệ thống xử lý nước thải để đảm bảo lượng nước trước khi xả ra môi trường đã được xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép.

Thông tin trên WIKI

Bến xe Nước Ngầm Hà Nội, bến xe xếp hạng 3, các tuyến xe buýt

Facebook Comments Box
5/5 - (2 bình chọn)

Để lại bình luận

Scroll to Top
0

Your Cart