Chương 4. LỢI DỤNG KHÍ THỔ THÁNG ĐA HÀNH THỔ
1. Người khuyết Thổ phải thường xuyên nạp khí Thổ
Thổ là hành cần nhất đối với người khuyết Thổ. Thổ là cát thần, là ân nhân và cứu tinh của họ. Thổ có sẵn trong tự nhiên, song không thể nạp khí Thổ nếu không hiểu đúng.
Khí Thổ mà bạn cần là khí của sao Thổ Bát bạch, thậm chí là sao Nhị hắc và sao Ngũ hoàng. Các vua chúa thường dạy con cái mình đất đai là vật quý nhất trên đời, nhưng nếu quá nhiều thì gây họa.
Khi Thổ nhiều, người mệnh Thủy hung, gọi là “Sát nặng thân nhẹ”.
Khi Thổ nhiều, người mệnh Kim hung, gọi là “Sát nặng Kim vùi”.
Khi Thổ nhiều, người mệnh Hỏa hung, gọi là “Hối hỏa vô quang”.
(Hỏa lu mờ không ánh sáng, ý chỉ chủ kiệt quệ).
Khi Thổ nhiều, người mệnh Mộc hung, gọi là “Tài đa thân nhược”.
(Thân nhược chỉ chủ suy nhược cả về tinh thần, vật chất).
Khi Thổ nhiều, người mệnh Thổ hung, gọi là “Tỷ khiên quá nặng”.
(Chủ không còn sức lực gánh vác công việc)
Vì vậy, đất đai nhiều không phải là tốt. Chỉ có những người khuyết Thổ hoặc sinh tháng 10, 11 Âm lịch Thủy quá vượng mới cần nhiều Thổ. Người sinh mùa Xuân Mộc quá thịnh cũng cần nhiều Thổ để cân bằng.
Không phải ai cũng hiểu khí Thổ nhiều sẽ gây bệnh thận. Thận là mệnh môn của con người, một bộ phận quyết định sống chết của con người. Khi mệt mỏi ốm đau, việc đầu tiên của con người là chữa thận.
Thận hư rất khó phục hồi. Bạn phải duy trì lượng nước vừa đủ để thận hoạt động. Ăn thịt bò, cá, rong biển, uống nước đậu giúp cho thận duy trì chức năng lọc chất độc. Bạn chỉ nên ăn một loại thức ăn bổ thận.
Nếu bạn ăn thịt gà, thịt ngựa, cháo tim, gan thuộc Kim cũng rất tốt đối với thận. Các thuốc Đông y bổ thận có tác dụng tăng cường dưỡng thận như bổ thận hoàn, ích thận vương.
Người khuyết Thổ ăn đồ Hỏa, là nạp khí Hỏa cát lợi. Thịt dê, thịt chó, thịt quay, thịt nướng, đầu cá, đầu động vật là thức ăn nhiều Hỏa, sinh Thổ mà người khuyết Thổ nên ăn.
Bạn cần chú ý rằng, ăn quá nhiều sẽ có hại vì Hỏa quá nhiều thì Thổ bị cháy, rất tai hại.
2. Người khuyết Thổ nên chọn vị trí Thổ hoặc Hỏa trong nhà
Vị trí Thổ cố định (bất biến trong nhà) xem mục 12 chương III. Vị trí này còn phụ thuộc vào từng năm. Nếu gặp sao phi tinh lưu niên hợp mới cát lợi. Vì vậy, bạn nên chọn góc có sao Bát bạch chiếu. Nếu Bát bạch ở vị trí giữa nhà, năm đó bạn không lo thiếu Thổ. Bạn theo dõi sao Bát bạch ở 8 cung còn lại để quyết định kê giường hoặc ngủ hướng về cung đó. Sao Cửu tử thuộc hành Hỏa.
Sao Cửu tử chiếu vào các vị trí trong nhà trong các năm như sau:
Năm 2010: Tây Bắc
Năm 2011: Tây
Năm 2012: Đông Bắc
Năm 2013: Nam
Năm 2014: Bắc
Năm 2015: Tây Nam
Năm 2016: Đông
Năm 2017: Đông Nam
Năm 2018: giữa nhà
Năm 2019: Tây Bắc
Năm 2020: Tây
Năm 2021: Đông Bắc
Năm 2022: Nam
Năm 2023: Bắc
3. Nhận thức về Ngũ hành mùa Đông
Mùa Đông Thủy Mộc vượng, Thổ Hỏa suy kiệt, vì vậy mùa Đông phải bổ sung Hỏa kịp thời. Có Hỏa là có Thổ. Tim lợn là nguồn nhiều Hỏa, người khuyết Thổ nên ăn. Người khuyết Thổ nên uống rượu mùa Đông. Ăn mật ong, cà rốt, ớt cũng rất cát lợi. Các thức ăn thuộc Hỏa phần lớn mang cả tính Thổ. Các hoa quả màu vàng đều thuộc tính Thổ. Bưởi là loại hoa quả mang lại sức sống nhanh nhất cho người khuyết Thổ. Cam là hoa quả không thể thiếu đối với người khuyết Thổ. Ngoài ra, bạn nên uống coca, cà phê cũng có thể cải vận khuyết Thổ.
4. 9 yếu tố có nhiều hành Thổ trong Can chi Bát tự
1- Sửu có hành Kỷ Thổ, Sửu gặp Tý hóa Thổ
2- Dần có hành Mậu Thổ
3- Thìn có hành Mậu Thổ
4- Tỵ có hành Mậu Thổ
5- Ngọ có hành Kỷ Thổ; Ngọ gặp Mùi hóa Thổ
6- Mùi có hành Kỷ Thổ
7- Thân có hành Mậu Thổ
8- Tuất có hành Mậu Thổ
9- Giáp gặp Kỷ hóa Thổ
Trong 9 yếu tố này, Thìn và Mùi tuy có hành Thổ song Thìn và Mùi hay thay đổi, chỉ Thổ không “trung kiên”, còn 2 yếu tố Sửu và Tuất có hành Thổ nhưng ít biến hóa. Tuất là Địa chi đáng tin cậy nhất, đặc biệt Tuất là Hỏa khố, cung cấp Hỏa, nguồn để sinh Thổ.
Trong Bát tự càng có nhiều Địa chi trên càng có nhiều Thổ hoặc gặp đại vận có các Địa chi trên cũng cát lợi đối với người khuyết Thổ.
5. Người khuyết Thổ sinh ngày Giáp, ngày Ất (mệnh Mộc)
Nam sinh ngày Giáp Ất mệnh Mộc, vợ là Thổ. Vợ chính là ân nhân, cứu tinh của bạn. Bạn là người khuyết Thổ phải nhanh chóng kết
hôn để có đủ hành Thổ. Bạn phải quý trọng vợ. Nếu người vợ khỏe mạnh, có nghĩa là bạn có đủ hành Thổ. Nếu vợ bạn đấu yếu, có nghĩa là bạn đang thiếu Thổ. Ngoài vợ ra, cha chú, bác, anh em trai, chị dâu, em dâu cũng đại diện Thổ của bạn. Bạn nên giữ quan hệ tốt với họ.
Nữ sinh ngày Giáp – Ất thì cha, chú, bác, mẹ chồng đại diện hành Thổ của bạn. Họ khỏe mạnh, vận Thổ của bạn thịnh. Họ ốm đau, vận Thổ của bạn suy.
Nếu vợ bạn là người khuyết Thổ, bạn nên bày bình hoa ở cung phía Bắc là ổn. Bạn có thể bày hòn non bộ ở cổng để vợ bạn có đủ khí Thổ.
6. Người khuyết Thổ sinh ngày Bính Đinh (Hỏa mệnh)
Người khuyết Thổ sinh ngày Bính Đinh, con cái là người có nhiều Thổ nhất. Con cái khỏe mạnh, béo tốt, vui vẻ, tiến bộ thì Thổ của bạn càng vượng. Bạn càng nhiều con càng tốt và nên ở cùng vì chúng chính là hành Thổ của bạn. Khi về già, chúng sẽ có trách nhiệm đối với bạn.
Bạn không nên tham gia các hoạt động có cường độ mạnh như du lịch, leo núi, bơi, chỉ nên tập dưỡng sinh điều độ là được.
7. Người khuyết Thổ sinh ngày Mậu Kỷ (Thổ mệnh)
Anh chị em ruột chính là hành Thổ của bạn. Bạn nên quan hệ tốt với anh chị em ruột, hành Thổ của bạn sẽ vượng. Nếu không có anh chị em ruột, quan hệ với anh chị em họ, đồng nghiệp, đồng tuế cũng rất cát lợi.
Bạn nên treo ảnh của mình ở khắp nơi trong nhà. Bạn càng có nhiều bạn càng tốt. Bạn phải trân trọng tình bạn để nạp khí Thổ của họ. Bạn càng quan hệ rộng thì càng cát lợi.
8. Người khuyết Thổ sinh ngày Canh, Tân (Kim mệnh)
Người khuyết Thổ sinh ngày Canh Tân, cha mẹ là Thổ của bạn. Bạn nên sống chung với bố mẹ. Bạn kết hôn muộn tốt hơn. Ngoài bố
mẹ ra, bà nội, anh chị em bà nội, cô dì cậu mợ, mẹ nuôi đều đại biểu hành Thổ của bạn. Anh em ông nội, bà nội, thậm chí chồng cũ của bà nội cũng đại diện hành Thổ của bạn. Ông nội bà nội qua đời, bạn phải thờ cúng để có Thổ. Bạn hãy chăm sóc bố mẹ, ông nội bà nội thật chu đáo. Họ càng khỏe mạnh, vận Thổ của bạn càng thịnh.
9. Người khuyết Thổ sinh ngày Nhâm ngày Quý (mệnh Thủy)
Nữ mệnh Thủy sinh ngày Nhâm Qúy, chồng bạn là Thổ của bạn.
Bạn nên nhanh chóng kết hôn và chăm sóc chồng. Chồng càng khỏe mạnh, vận Thổ của bạn càng thịnh. Nếu bạn xung đột với chồng tức hành Thổ của bạn có vấn đề. Ngoài chồng ra, anh chị em chồng, anh rể, em rể của bạn cũng đại biểu Thổ của bạn.
Nam mệnh Thủy khuyết Thổ sinh ngày Nhâm Quý, con cái của bạn là Thổ. Không có con cái, vận Thổ của bạn suy. Lúc này, cháu gọi
bạn là cậu sẽ là Thổ của bạn.
10. Cách tìm niên vận theo giờ sinh
Ví dụ, giờ sinh của bạn là Đinh Sửu, tra bảng Lục thập Hoa giáp tìm năm Đinh Sửu. Trước Đinh Sửu là Bính Tý coi là 1 tuổi. Từ Bính Tý tính ngược vòng Lục thập Hoa giáp:
1- Bính Tý | 2- Ất Hợi | 3- Giáp Tuất |
4- Quý Dậu | 5- Nhâm Thần | 6- Tân Mùi |
7- Canh Ngọ | 8- Kỷ Tỵ | 9- Mậu Thìn |
10- Đinh Mão | 11- Bính Dần | 12- Ất Sửu |
13- Giáp Tý | 14- Quý Hợi | 15- Nhâm Tuất |
16- Tân Dậu | 17- Canh Thân | 18- Kỷ Mùi |
19- Mậu Ngọ | 20- Đinh Tỵ |
Chú ý: tính niên vận theo tuổi dương lịch (không tính theo tuổi âm).
Sau khi tìm được niên vận, ví dụ Nhâm Tuất, Nhâm Thủy cai quản 6 tháng đầu năm, đối với người khuyết Thổ bất lợi, Tuất Thổ cai quản 6 tháng cuối năm đối với người khuyết Thổ đại lợi.
11. Tìm hành của vợ/chồng như thế nào?
Ví dụ, bạn là nam có Can ngày sinh là Canh Tý. Canh thuộc Kim (hành bản mệnh)
– Hành của vợ bạn là hành bị hành của bạn khắc, tức Kim khắc Mộc.
Mộc chính là hành của vợ bạn. Nếu bạn là người khuyết Mộc, vợ bạn là người bạn đời lý tưởng.
Ví dụ, nếu bạn là nữ có Can ngày sinh là Canh Tý: Canh thuộc Kim (hành bản mệnh)
– Hành của chồng bạn là hành khắc hành bản mệnh Hỏa khắc Kim.
Hỏa chính là hành của chồng bạn. Nếu bạn là người khuyết Hỏa, chồng bạn là người bạn đời lý tưởng.