KHÍ VÀ RỒNG, Ý TƯỞNG HÓA TRONG PHONG THUỶ -PTVCHG

KHÍ VÀ RỒNG, Ý TƯỞNG HÓA TRONG PHONG THUỶ

1. “Khí” không phải luôn luôn tốt lành. Nó giúp con người sống và phát triển dễ dàng với đầy đủ các từ: phú, quý, thọ, khang, minh.

“Khí” cũng gây cho con người những điều tai hại. Ở vào nơi “Khí” không tốt lành đó, con người sẽ gặp đau ốm, họa tai hay mọi điều khó khăn… Vì thế mới có chuyện “Khí tốt” và “Khí xấu”. Khí tốt là “sinh khí” hay “vượng khí”, Khí xấu là “sát khí” hay “ác khí”

Thuật phong thuỷ luôn muốn tìm cách để hưởng sinh khí và tránh xa sát khí – ác khí.

2. Các nhà phong thuỷ (thầy địa lý) Trung Hoa còn quan niệm “Khí” là hơi thở của con “Rồng”. Và nó được định hướng chuyển vận như dáng Rồng. Tức là dạng chuyển dịch uốn lượn. Vì vậy họ xây dựng các công trình dinh thự lớn đều ở các vị trí sao cho lợi dụng được sinh lực (năng lượng) của Rồng.

Theo quan niệm ấy, “Phong thuỷ” chỉ là biểu hiện của một con vật là “Rồng”: Khí: hơi thở của Rồng. Thuỷ là mạch của Rồng (Long mạch). Ý niệm về các sức mạnh của “thiên khí”và “địa khí” là một con vật tối thượng, siêu việt: là “Thiên khí” – Rồng bay (Thăng Long). Là địa khí là Rồng tàng (Long mạch). Đấy là ý niệm về thực thể, thủy là nước trong các hình thể tự nhiên gọi là mạch chuyển vận.

Các mạch chuyển dịch này khởi nguồn từ dãy Hymalaya, có đỉnh là Averes (theo kiến giải của các nhà địa chất học). Một dãy núi cao nhất của trái đất. Từ đó các mạch địa khí chuyển vận tỏa lan ra 4 phương tám hướng (âm dương – bát quái) và 24 phương vị độ – (dịch lý) với 64 quẻ.

Những khái niệm chuyển vận của các “dòng khí” và các dòng nước (long mạch) là thế năng lượng, những điều rất uyên thâm. Tuy nhiên, để ứng dụng vào thực tiễn, các khái niệm phong thủy được cụ thể hóa ở các lĩnh vực quen thuộc và gần gũi. Đó là quang cảnh, địa điểm, môi trường, phương hướng, hình thế thiên tạo và nhân tạo.

 

Facebook Comments Box
Rate this post

Để lại bình luận

Scroll to Top
0

Your Cart