NÓI VẬY MÀ KHÔNG PHẢI VẬY! 3

Theo Galbraith, quan niệm phổ biến bao gồm các ý tưởng cổ điển. Nó giống như rượu vang để lâu ngày. Nó có danh tiếng thông qua việc được vô số các nhân vật có uy tín nhắc đi nhắc lại liên tục qua nhiều năm. Giống như rượu vang, quan niệm phổ biến cũng có thể bị hỏng. Với các sự kiện hoặc các kiến thức mới, quan niệm phổ biến cũng có thể chỉ còn là chuyện đã qua hoặc lý thuyết lỗi thời. Ngược lại, quan niệm phổ biến ngày nay lại thường xuất hiện từ vô định. Các lý thuyết – hầu hết là bàn về các chủ đề mà gần như tất cả mọi người chưa nghĩ đến hay người ta chỉ có chút ít quan điểm rõ ràng – bất ngờ mang tính thời sự và được chấp nhận. Các lý thuyết này không chín muồi theo cách phù hợp, mà được “đóng gói” nhanh chóng, quảng cáo rầm rộ và “bán” một cách quyết liệt. Quan niệm phổ biến đã ít tự nhiên hơn và chứa đựng nhiều toan tính hơn so với trước kia. Nó ngày càng trở thành hoạt

động buôn bán có tính trí tuệ hoặc chính trị.

Tôi cho rằng điều này giúp giải thích tại sao đa phần quan niệm phổ biến đã trở nên hời hợt, nhầm lẫn và ngu xuẩn. Các ý tưởng là tay sai cho tham vọng của con người, các nhóm lợi ích hoặc các chương trình của giới chính trị hay trí thức. Nó không phát xuất từ những nỗ lực vô tư để khám phá sự thật. Nó là sự vận dụng của kinh doanh và phải gánh chịu mọi sự thái quá của kinh doanh. Người ta nhấn mạnh đến những gì làm nên hoàn cảnh của họ, và bỏ qua hoặc tối thiểu hóa những gì “không dính dáng”. Các tuyên bố là quá lời. Sự kiện được chọn lọc. Việc thẩm định bị phớt lờ hoặc không rõ ràng.

Chính trị ảnh hưởng nhiều đến việc này. Nói đến chính trị, tôi không có ý nói riêng về hay tập trung phần lớn vào Đảng Dân chủ hay Cộng hòa, đến khuynh hướng tự do cấp tiến hay bảo thủ. Hình thái chính trị đang thắng thế ngày nay là cái mà tôi gọi là “chính trị giải quyết vấn đề”. Mọi khiếm khuyết trong xã hội, bằng cách nào đó, cần được chuyển đổi thành một “vấn đề” cụ thể, và sau đó có thể được “giải quyết”, thường là do chính quyền, còn nếu không là được giải quyết bởi “thị trường” hoặc một ai khác, một thứ gì khác. Nói chung người Mỹ lạc quan và thực dụng, rất sùng bái sự tiên tiến. Chúng ta gắn bó với ý tưởng cho rằng các vấn đề đều có thể được giải quyết – và từ đó sự không hoàn hảo được giảm đi. Tocqueville cho rằng, người Mỹ tin vào “sự hoàn thiện không giới hạn của con người”. Chúng ta phản đối ý niệm cho rằng một số thiếu sót chỉ đơn giản là những mảng bình thường của cuộc sống.

Facebook Comments Box
Rate this post

6 thoughts on “NÓI VẬY MÀ KHÔNG PHẢI VẬY! 3”

Để lại bình luận

Scroll to Top
0

Your Cart