NÓI VẬY MÀ KHÔNG PHẢI VẬY!: BÀI HỌC VỠ LÒNG

NÓI VẬY MÀ KHÔNG PHẢI VẬY!: BÀI HỌC VỠ LÒNG

John Kenneth Galbraith, nhà kinh tế học và nhà văn, đã dùng cụm từ “quan niệm phổ biến”[1] (conventional wisdom) từ cách đây hơn bốn thập kỷ, trong cuốn sách bán chạy nhất của ông năm 1958 với tựa đề Xã hội Thịnh vượng (The Affluent Society). Theo định nghĩa của Galbraith thì các quan niệm phổ biến là tập hợp các niềm tin của đại bộ phận con người về một đề tài hay chủ thể nhất định. Những niềm tin đó không nhất thiết phải là đúng đắn, mà chỉ đơn giản là chúng được hiểu rộng rãi và được tôn trọng. Từ đó, cụm từ này dần dần xâm nhập vào ngôn ngữ của cuộc sống hàng ngày, và khi ý nghĩa ban đầu của Galbraith vẫn tồn tại thì nó đã khơi gợi cảm hứng cho

những biến thể hiện đại khác của khái niệm trên. “Quan niệm phổ biến” của Galbraith là đồng nhất, vững chắc và lan tỏa rộng khắp, còn các phiên bản sau này lại cho rằng chúng là những điều hợp xu thế, hợp thời trang một cách khôn ngoan. Nhưng cho dù cũ hay mới thì quan niệm phổ biến (như Galbraith đề cập đến) lại thường là điều sai.

Đôi khi quan niệm phổ biến còn đối lập với sự thật. Nó thường là sự sắp đặt các dữ kiện và nhận thức một cách nghệ thuật và có chọn lọc, để cho thấy một chân lý đáng tin cậy – mặc dù đó là sự dối trá. Nhưng các quan niệm phổ biến tồn tại được, bởi vì nó kể lại một câu chuyện khá hấp dẫn, xét theo một mức độ nhất định nào đó. Quan niệm phổ biến có được sức mạnh là nhờ vào khả năng đáp ứng được nhu cầu tâm lý hoặc chính trị. Sau đó hành vi của chúng ta

lại giúp củng cố niềm tin. Chúng ta sẽ nhìn thấy những gì mình muốn thấy, sẽ nghe được những điều mình muốn nghe. Chúng ta tìm kiếm những người có uy tín để được lặp lại và củng cố lại các niềm tin và thành kiến của mình. Galbraith đã viết: “trong một chừng mực nào đó thì sự gắn kết của quan niệm phổ biến là một nghi thức tôn giáo, đó là hành động để xác nhận lại, như đọc Kinh Thánh hay đi lễ nhà thờ”.

Sớm muộn gì thì quan niệm phổ biến cũng sẽ phải thay đổi hoặc sụp đổ. Nhưng các yếu tố phá hủy nó lại hiếm khi là các phân tích logic hay sự thuyết phục. Đó thường là các tình huống hoặc tác động của các sự kiện thực tế. Với bản chất của mình, quan niệm phổ biến sẽ “phòng vệ” bằng các ngôn từ hoặc lập luận. Người ta không muốn tỉnh ngộ từ các ý tưởng quen thuộc, vị kỷ, và làm vừa lòng họ. Người ta có xu hướng triệt tiêu sự hoài nghi, loại bỏ những

bất đồng khó chịu hoặc chối bỏ sự mâu thuẫn. Những gì có thể làm thay đổi tâm trí con người thường là các trải nghiệm rõ ràng không thể phủ nhận và đôi khi khắc nghiệt, sau đó thường thì quan niệm phổ biến bị sụp đổ. Nhưng đây không phải là lý do dễ chấp nhận.

Tôi trực tiếp biết điều này. Năm 1969, tôi là phóng viên của một tờ báo. Sự hấp dẫn chủ yếu của công việc này (ngoài việc được nhìn thấy cái tên của mình in trên báo chí) là các cơ hội học hỏi các điều mới mẻ và giải thích các khám phá này trước độc giả. Đó là cái cớ để đặt câu hỏi, thường là không giới hạn, đối với các công dân bình thường. Cái cần được tìm kiếm luôn luôn là “sự thật”, mặc dù “sự thật” đúng nghĩa – thường là rất phức tạp, không rõ ràng và gây nhiều tranh cãi – là khó hoặc không thể xác định được. Khi tôi trở thành người phụ trách một chuyên mục (columnist) của báo năm 1976, mục tiêu vẫn không đổi: đó là chuyển tải các hiểu biết đầy đủ hơn về một vấn đề hay hiện tượng nào đó. Càng làm việc này thì tôi càng “đụng đầu” với các quan niệm phổ biến, bởi vì đó là nơi mà nội dung bài viết dẫn tới. Các bài bình luận của tôi ngày càng đặt câu hỏi hoài nghi hoặc bác bỏ các quan niệm phổ biến. Một số bài bình luận của tôi đã được thu thập lại và trình bày trong cuốn sách này.

 

 

 

 

Facebook Comments Box
Rate this post

4 bình luận trong “NÓI VẬY MÀ KHÔNG PHẢI VẬY!: BÀI HỌC VỠ LÒNG”

  1. I know this if off topic but I’m looking into starting my own blog and
    was curious what all is needed to get setup? I’m assuming having a blog like
    yours would cost a pretty penny? I’m not very internet smart so I’m not 100%
    certain. Any recommendations or advice would be greatly appreciated.
    Cheers

Để lại một bình luận

Lên đầu trang
0

Your Cart