Ứng dụng Phong Thủy trong Xây Dựng Thương Hiệu (Phần 2)

Ứng dụng Phong Thủy trong Xây Dựng Thương Hiệu (Phần 2)

 

Phong Thủy ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực cuộc sống từ xây nhà, đào giếng, lập gia đình, sinh con, chọn đối tác, đầu tư, kinh doanh… và đặc biệt cả trong Xây Dựng Thương Hiệu. Việc ứng dụng của Phong Thủy trong lĩnh vực Thương Hiệu chủ yếu tập trung vào 3 yếu tố: Nhận diện thương hiệu (logo, tone màu), Địa điểm kinh doanh, Thông điệp truyền thông.

ĐỊA ĐIỂM GIAO DỊCH Là nơi tiếp xúc giữa doanh nghiệp và khách hàng. Vì vậy, khi chọn địa điểm để thương hiệu hiện diện cần có sự tính toán một cách khoa học. Ngoài những yếu tố về kinh doanh như: cần hiểu rõ đối tượng khách hàng mục tiêu là ai, họ thường xuất hiện ở đâu và thích đến nơi nào. Ví dụ, hệ thống quán cà phê cao cấp Highlands, Starbucks hoặc Coffee bean & Tea Leafs thường được đặt ở tầng trệt các cao ốc hạng A vì đây là nơi hiện diện của các doanh nghiệp lớn, nên những người ra vào các tòa nhà hầu hết đều có thu nhập cao, đúng với phân khúc thị trường mà Highlands nhắm đến. Chúng ta cần tính đến các yếu tố về phong thủy như: ánh sáng, bố trí nội thất, không gian, không khí, màu sắc chủ đạo, đồng phục nhân viên… nhằm tạo cho khách hàng thiện cảm tốt nhất khi đến với doanh nghiệp. Một doanh nghiệp thành công không chỉ dừng ở việc thu hút nhiều khách hàng tìm đến mình, mà còn biến họ thành khách hàng trung thành, đây mới chính là con đường phát triển doanh nghiệp bền vững.

THÔNG ĐIỆP TRUYỀN THÔNG Một bức thông điệp của doanh nghiệp sẽ dễ đi vào tâm trí của người nghe nếu nó “hợp phong thủy”: dễ nhớ, ngắn gọn và có điểm kết ấn tượng. Đối với ngành dịch vụ, nơi cần tạo ra sự an toàn, tin cậy thì các thông điệp cần tránh sự nặng nề, âm thanh đi xuống khi đọc và phải tận dụng tối đa các thanh bằng hoặc thanh ngang. Chính vì hiểu được nguyên tắc này, rất nhiều thông điệp của các ngân hàng trong thời gian qua đã đi vào tâm trí của người tiêu dùng: “Ngân hàng của mọi nhà” (ACB), “Ngân hàng toàn cầu am hiểu địa phương” (HSBC)… Ngược lại, một số doanh nghiệp lại chọn thông điệp rất khó nhớ, ví dụ như: “Giá trị tích lũy niềm tin” bởi có quá nhiều thanh nặng. Trong tiếng Việt, số lượng từ của thông điệp thường ít khi vượt qua số chín – con số được coi là rất đẹp và đủ dài để lưu lại trong tâm trí người tiêu dùng. Thông điệp ngắn gọn “Tận tình phục vụ” của bảo hiểm Bảo Minh đã tạo ra cảm giác an tâm và tin tưởng cho khách hàng trong rất nhiều năm qua.

Bcons Plaza

Facebook Comments Box
Rate this post

Để lại bình luận

Scroll to Top
0

Your Cart