BÍ QUYẾT SỐNG ĐÚNG MÙA SINH – MỆNH KHUYẾT HỎA 3

Chương 3. NHỮNG BÍ QUYẾT CỦA NGƯỜI KHUYẾT HỎA

1. Nhận thức về Ngũ hành

Nói đến Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ thì ai cũng biết, song hiểu về bản chất, nội hàm của Ngũ hành không phải ai cũng hiểu. Thấy nhà đồng nghiệp treo chữ “phúc”, mình cũng treo chữ “phúc” trong nhà.
Nếu bạn khuyết Hỏa, treo chữ “phúc” có thể thành họa, vì chữ “phúc” thuộc Thủy, Thủy diệt Hỏa. Không có Hỏa, vận suy gặp họa. Nếu bạn treo chữ “Đông”, “Uyển” rất cát lợi vì hai chữ này thuộc Mộc, Mộc sinh Hỏa.
Người khuyết Hỏa thường cảm thấy thân nhiệt lạnh. Các thầy Đông y bắt mạch cho người khuyết Hỏa đều thấy mạch của họ hư hàn.

Người khuyết Hỏa nếu ăn thịt dê, thịt chó sẽ chữa được nhiều bệnh hư hàn thấp. Khí hư hàn thấp sẽ bị loại trừ.
Thịt lợn mỡ có hàm lượng cholesterol cao nhất. Thịt bò có hàm lượng cholesterol thấp. Thịt dê còn thấp hơn. Nam giới ăn cua biển cũng cải vận. Nên ăn toàn bộ con cua. Ăn thịt dê, thịt bò cũng nhiều khí Hỏa, nên ăn một thứ, không nên vừa ăn thịt dê vừa ăn thịt bò.

2. Thức ăn của người khuyết Hỏa

Người khuyết Hỏa hàng ngày nên uống nước táo đỏ. Nếu duy trì nửa tháng, sắc mặt người uống sẽ hồng hào không cần phải bôi son phấn. Song điều quan trọng là vận Hỏa của người khuyết Hỏa được cải thiện. Bánh ga tô cũng có rất nhiều Hỏa. Người khuyết Hỏa nên ăn nhiều bánh ga tô, người khuyết Thủy đại kỵ ăn bánh ga tô, nếu người khuyết Thủy ăn bản thân sẽ cảm thấy bực tức, bức bối trong người.

Thuộc tính Âm dương Ngũ hành của Thiên can

Thiên
can
Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý
Thuộc
tính
Dương Âm Dương Âm Dương Âm Dương Âm Dương Âm
Ngũ
hành
Mộc Mộc Hỏa Hỏa Thổ Thổ Kim Kim Thủy Thủy

Thuộc tính Âm dương Ngũ hành của Địa chi

Địa
chi
Sửu Dần Mão Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi
Thuộc
tính
+ + + + + +
Ngũ
hành
Thủy Thổ Mộc Mộc Thổ Hỏa Hỏa Thổ Kim Kim Thổ Thủy

3. Thế nào là vận Hỏa suy?

Ví dụ, một người mệnh Thủy khuyết Hỏa. Khi vận của anh ta suy, tất cả các vật mang tính Thủy nặng đều xuất hiện trước mặt của anh ta. Các vật Thủy này chính là kẻ thù cua anh ta. Bạn nếu không biết mình khuyết Hỏa, sử dụng các vật Thủy, ăn thức ăn mang tính Thủy sức khỏe tất suy yếu, bệnh tật phát sinh, tiền tài hao tổn, kinh doanh đình trệ trục trặc.
Quy luật phát triển Ngũ hành theo mùa

QUY LUẬT Xuân Hạ Thu Đông
Mộc Hỏa Kim Thủy
Vượng Vượng Vượng Vượng

Một người sinh mùa Đông khuyết Hỏa, nên hành động theo mùa. Mùa Đông, nhiệt độ lạnh, tình hình khuyết Hỏa của bạn càng trầm trọng, vì vậy bạn phải bổ sung thật nhiều Hỏa. Mùa Xuân, Mộc vượng Hỏa thịnh, bạn có thể không cần bổ sung nhiều Hỏa như mùa Đông, song vẫn coi trọng Hỏa.
Người khuyết Hỏa cần đề phòng bệnh tật hai mùa Thu và Đông. Riêng tháng Chín, bạn không cần lo lắng vì tháng 9 là tháng Hỏa rất mạnh. Nếu Bát tự có chi Ngọ, không lo không có Hỏa. Người khuyết Hỏa nên sử dụng bếp rộng thoáng, không nên sử dụng bếp khép kín. Phòng khách của người khuyết Hỏa nên có lò sưởi trong tường. Người khuyết Hỏa nên sử dụng ô tô, xe máy đi làm. Người khuyết Hỏa nên ghi nhớ Hỏa là cát thần, vị thần hộ mệnh của mình.

4. Hãy nhận biết Can chi nào thuộc Hỏa

Hệ thống ký hiệu Can chi không phải là những ký hiệu tùy tiện đặt ra. Đây là hệ thống ghi chép thời gian có từ thời cổ đại Trung Quốc.
Những người nghiên cứu về học thuyết âm dương rất coi trọng đặc tính Ngũ hành của các Can chi.
Ba tháng Tứ quý (3, 6, 9, 12): Thổ vượng (Thổ vượng – Kim thịnh – Hỏa ngưng – Mộc tù – Thủy tử).
Vượng: chỉ khí mạnh nhất
Thịnh: khí được sinh ra
Ngưng: chỉ khí ngừng lại
Tù: khí tù túng, suy bại
Tử: chỉ khí kiệt, không còn
Mùa Xuân Mộc vượng phải gặp Kim mới đại cát
Mùa Hạ Hỏa vượng phải gặp Thủy mới đại cát lợi
Mùa Thu Kim vượng phải gặp Hỏa mới đại cát
Mùa Đông Thủy vượng phải gặp Thổ mới đại lợi
Tháng Tứ quý Thổ vượng phải gặp Mộc mới đại cát.
Hiện nay, thế giới đang ở vận Mộc (Mậu Tý). Vận Mộc chỉ từ năm 2008 – 2019. Khi Mộc – Hỏa vượng thì nhiều hỏa hoạn, bom nổ, chiến tranh. Tuy vậy chiến tranh lớn ít nổ ra, phần lớn nổ ra những cuộc chiến tranh cục bộ. Khi Mộc vượng Thổ tử, động đất liên tiếp xảy ra.
Trận động đất 9° richter ngày 11/3/2011 là một thảm họa chưa từng có đối với dân tộc Nhật Bản. Trận động đất này đã chứng minh quy luật
Ngũ hành thời kỳ vận Mộc (2008-2019): khi Mộc vượng thì Hỏa thịnh, Thủy ngưng, Kim tù, Thổ tử.
Thổ tử có nghĩa là Thổ bị Hỏa phá. Trên thực tế, chính Thủy phá
Thổ vì Thủy quá nhiều là nguyên nhân trực tiếp của động đất, sóng
thần.

5. Nghiên cứu Thiên vận (vận Ngũ Tý)

Bắt đầu từ năm Giáp Tý đến năm Ất Hợi (trong bảng Lục thập Hoa giáp) tổng cộng 12 năm gọi là vận Thủy. Từ năm Bính Tý đến Đinh Hợi, tổng cộng 12 năm, gọi là vận Hỏa. Từ năm Mậu Tý đến năm Kỷ Hợi tổng cộng 12 năm, gọi là vận Mộc. Từ năm Canh Tý đến năm Tân Hợi, tổng cộng 12 năm gọi là vận Kim. Từ năm Nhâm Tý đến năm Quý Hợi tổng cộng 12 năm gọi là vận Thổ.
1- Vận Thủy (1984 – 1995): vận Tý thứ nhất
2- Vận Hỏa (1996 – 2007): vận Tý thứ hai
3- Vận Mộc (2008 – 2019): vận Tý thứ ba
4- Vận Kim (2020 – 2031): vận Tý thứ tư
5- Vận Thổ (2032 – 2043): vận Tý thứ năm
Từ năm 1996 – 2007 là thời kỳ vận Hỏa. Người khuyết Hỏa đại cát lợi về sức khỏe và tài vận. Nhưng trong vận Hỏa (1996-2007) trên thế giới xảy ra rất nhiều tai họa liên quan đến Hỏa như chiến tranh, cháy rừng, nổ bom, khí độc. Vận Mộc (2008-2019) người khuyết Hỏa bắt đầu chuyển vận kém song Mộc sinh Hỏa, họ vẫn cát lợi.
Năm 2011 Tân Mão có cát lợi đối với người khuyết Hỏa không?
Theo lý luận Ngũ hành, 6 tháng đầu năm 2011 hành Kim (Tân) cai quản. Người khuyết Hỏa bất lợi bởi Kim vượng (đương lệnh) thì Hỏa tắt. 6 tháng cuối năm 2011 hành Mộc (Mão) cai quản. Người khuyết Hỏa đại lợi vì Mộc sinh Hỏa.

6. Thế nào là Nguyệt lệnh (Địa chi tháng sinh)

Sách “Trích Thiên Tủy” có câu: “Nguyệt lệnh là phủ của đề cương”. “Phủ” là dinh thự của kẻ quyền thế. Nguyệt lệnh chính là tháng sinh của từng người. Tháng sinh có ảnh hưởng quyết định đối với Ngũ hành của con người. Ví dụ:
Sinh mùa Xuân: Mộc Hỏa vượng – Kim Thổ suy bại
Sinh mùa Hè: Hỏa Thổ vượng – Thủy Kim suy bại
Sinh mùa Thu: Kim Thủy vượng – Hỏa Mộc suy bại
Sinh mùa Đông: Thủy Mộc vượng – Thổ Hỏa suy bại
Sinh tháng 3, 6, 9, 12: Thổ Kim vượng – Mộc Thủy suy hại.
Theo lý luận: người sinh tháng Tứ quý bị khuyết hai hành:

Năm sinh Tháng sinh Ngày sinh Giờ sinh
Can cha anh em trai bản thân con trai
chi mẹ chị em gái vợ/ chồng con gái

Sinh tháng 3: khuyết Kim và Thủy
Sinh tháng 6: khuyết Thủy 2 lần (khuyết Thủy nặng)
Sinh tháng 9: khuyết Mộc, Thủy
Sinh tháng 12: khuyết Hỏa, Thủy
Riêng người sinh tháng 12, Thủy Hỏa không xung nhau trái lại còn giúp nhau (Thủy Hỏa tương tế).
Vì sao gọi Nguyệt lệnh là dinh thự của đề cương? Đề cương là cương lĩnh, điều quan trọng của lý luận Ngũ hành. Tháng sinh là yếu tố quyết định vượng suy của Ngũ hành.
Ví dụ, một người sinh vào ngày Kỷ Mùi tháng Tân Mùi. Muốn biết thời tiết ngày đó ra sao, tình hình Ngũ hành sinh vượng của họ thế nào, chỉ có một cách căn cứ vào tháng sinh mà thôi. Tháng Mùi là tháng 6 Âm lịch.

– Nếu xét theo mùa Hạ thì:
Hỏa và Thổ vượng Thủy và Kim suy bại
– Nếu xét theo tháng Tứ qúy 3, 6, 9, 12 thì:
Thổ và Kim vượng Mộc và Thủy suy bại
Nếu không tính đến Kim thì sinh tháng 6, Thủy suy bại
Theo lý luận tứ trụ, Bát tự rất coi trọng Địa chi tháng sinh. Can chi năm sinh ít tác dụng đến Bát tự. Năm sinh chủ yếu khống chế tính cách con người.

7. Yếu tố nào trong Bát tự đại biểu bản thân?

Ngày sinh chính xác hơn là Địa chi ngày sinh. Trong Can chi ngày sinh, Can đại biểu bản thân, Chi đại biểu vợ hoặc chồng của mình.
Ngũ hành của Can ngày sinh vượng suy lại phụ thuộc vào tháng sinh. Hành tháng sinh không phải là cát thần của bạn. Ví dụ, tháng sinh tháng 6 hành Thổ. Thổ không phải lá cát thần của bạn. Kim mới là cát thần của bạn, Thủy cũng là cát thần của bạn (nếu Thổ mệnh suy). Vì bạn sinh tháng 6 khuyết Thủy, Kim sinh Thủy. Bạn cần hai hành này hỗ trợ. Hai hành Kim và Thủy mới là cát thần của bạn.

8. Biện chứng Ngũ hành tháng sinh, giờ sinh, ngày sinh

Đây là một bí ẩn trong Bát tự.
Ví dụ thứ nhất: Người sinh ngày Nhâm Thủy tháng Dần Mộc.
Bản thân anh ta: hành Thủy
Vợ anh ta: hành Hỏa
Con anh ta: hành Mộc
Tháng Dần (tháng Giêng) hành Mộc. Mộc là kỵ thần của anh ta.
Kim diệt Mộc, hành Kim mới là cát thần của người này.

Sách “Trích Thiên Tủy” viết: “Tiết khí (tháng sinh) quản khống chế) hành Can ngày sinh. Hành của tháng sinh (Địa chi) là Tài của quỷ, Ma của tâm”. Nghĩa là hành của Địa chi tháng sinh là kỵ thần của bản thân.
Như vậy, hành Mộc đối với người sinh ngày Nhâm tháng Dần là hành kỵ. Người này sinh tháng Giêng khuyết Kim, bổ sung Kim thì anh ta mới cát lợi. Con cái (hành Mộc) của người này đại kỵ với cha, làm cho anh ta hao tổn sức lực, tiền bạc.
Vợ anh ta hành Hỏa (hành Hỏa đại diện cho vợ). Khi hành Can ngày sinh của anh ta mạnh, Thủy khống chế được Hỏa, nhưng khi hành Can ngày sinh của anh ta yếu, Thủy bị Hỏa khống chế.
Ví dụ thứ hai: người sinh ngày Tỵ (Hỏa), tháng Hợi hoặc tháng Tý (đều là Thủy) có nhà phong thủy còn cho rằng tháng Sửu cũng thuộc Thủy, vì Hợi Tý Sửu tam hội Thủy cục.
Như vậy, bản thân anh ta: hành Hỏa
Vợ anh ta: hành Kim
Con anh ta: hành Thổ
Sinh tháng Thủy, Thủy chính là kỵ thần của anh ta. Hỏa mới là cát thần.
Tất cả những hoạt động mang tính Thủy như uống bia, ăn đá, bơi, uống nước đậu, chơi bể cá, nói nhiều, yêu nhiều, ăn cá, sữa chua, kẹo cao su, giá đỗ, rong biển, tắm ngâm trong bồn… đều bất lợi, gây bệnh tật đối với anh ta.
Thổ khắc Thủy, con trai anh ta thuộc Thổ là cát thái (hỷ thần) của anh ta, là cứu tinh của anh ta.
Sách “Trích Thiên Tủy” có câu “Giáng chi thành nghệ, bại chi thành nhân”, ý nói chỉ cần khống chế được kỵ thần thì mọi sự thành
công. Hỏa mạnh có thể khống chế được Thủy kỵ thần, hành động mang tính Thủy lại cát lợi. Vì Hỏa Thủy cuối năm sẽ tương tế. Họ có thể làm nghề liên quan đến Thủy, miễn là Hỏa bản thân phải mạnh.
Có hai loại người thành công:
Một là người khuyết Hỏa làm nghề Hỏa: rất thành công. Hai là người sinh tháng Hỏa (tháng 4, 5) nhưng hành can ngày sinh vượng thắng Hỏa, làm nghề Hỏa: rất thành công
Trở lại ví dụ thứ nhất: anh ta hành Thủy sinh tháng Mộc. Mộc là kỵ thần của anh ta. Theo lý, anh ta là Thủy phải hợp với Mộc sao Thủy lại kỵ với Mộc được? Thực ra, Mộc tương sinh với Thủy, nhưng Thủy mạnh nhiều lại xung kỵ với Mộc, vì “Thủy cường thì Mộc trôi”. Đó là hiện tượng “phản tương sinh” trong lý thuyết Ngũ hành.
Vốn Thổ sinh Kim, song Thổ quá nhiều thì Kim bị vùi lấp.
Vốn Kim sinh Thủy, song Kim quá nhiều, Thủy bị đục
Vốn Thủy sinh Mộc, song Thủy quá nhiều, Mộc bị trôi
Vốn Mộc sinh Hỏa, song Mộc quá nhiều, Hỏa bị tắt
Vốn Hỏa sinh Thổ, song Hỏa quá nhiều, Thổ bị cháy.
Về lý luận, kỵ thần gọi là “ma quỷ”. Hành bản thân mạnh thì khống chế được “ma quỷ”, hành bản thân yếu, bị ma quỷ khống chế.
Khống chế được ma quỷ thì thành công, trái lại thì thất bại. Nếu khống chế được ma quỷ (khó khăn, trở ngại, lực lượng đối lập) thì thành công rực rỡ.
Nếu làm nghề hành cát thần thì thành công dễ dàng. Nếu làm nghề hành kỵ thần, muốn thành công phải có hành Can ngày sinh mạnh vượng, song vô cùng gian nan, tổn hao nhiều công sức.

Kỵ thần, cát thần xem Địa chi tháng sinh là xác định được ngay.
Tháng sinh hành Mộc: kỵ thần là Mộc.
Sinh tháng 1 Âm lịch (tháng Dần): hành Mộc (kỵ thần)
Sinh tháng 2 Âm lịch (tháng Mão): hành Mộc (kỵ thần)
Sinh tháng 3 Âm lịch (tháng Thìn): hành Thổ – Thủy khố
Sinh tháng 4 Âm lịch (tháng Tỵ): hành Hỏa (kỵ thần)
Sinh tháng 5 Âm lịch (tháng Ngọ): hành Hỏa (kỵ thần)
Sinh tháng 6 Âm lịch (tháng Mùi): hành Thổ – Mộc khố
Sinh tháng 7 Âm lịch (tháng Thân): hành Kim (kỵ thần)
Sinh tháng 8 Âm lịch (tháng Dậu: hành Kim (kỵ thần)
Sinh tháng 9 Âm lịch (tháng Tuất): hành Kim (kỵ thần)
Sinh tháng 10 Âm lịch (tháng Hợi): hành Thủy (kỵ thần)
Sinh tháng 11 Âm lịch (tháng Tý): hành Thủy (kỵ thần)
Sinh tháng 12 (tháng Sửu): hành Thổ – Kim khố
Chú ý, hành tháng sinh là kỵ thần của Bát tự. Địa chi của tháng sinh phần lớn mọi người đều biết. Nếu tháng sinh của bạn là (tính theo tháng Âm lịch):
Tháng 7-8-9 Kim (kỵ thần): cát thần của bạn là Mộc
Tháng 10-11-12 Thủy (kỵ thần): cát thần của bạn là Hỏa.
Tháng 1-2-3 Mộc (kỵ thần): cát thần của bạn là Kim
Tháng 4-5-6 Hỏa (kỵ thần): cát thần của bạn là Thủy
Tháng 3, 6, 9, 12 Thổ (kỵ thần): cát thần của bạn là Mộc
Nếu bạn sinh tháng 3 Âm lịch: Thổ và Thủy (kỵ thần), cát thần là Mộc – Hỏa – Kim.

Nếu bạn sinh tháng 6 Âm lịch: Thổ và Mộc (kỵ thần), cát thần là Thủy – Hỏa – Kim.
Nếu bạn sinh tháng 9 Âm lịch: Thổ và Hỏa (kỵ thần), cát thần là Mộc – Thủy – Kim
Nếu bạn sinh tháng 12 Âm lịch: Thổ và Kim (kỵ thần), cát thần là Thủy – Hỏa – Mộc.
Vì sinh các tháng 3, 6, 9, 12 khuyết Thủy, nên Thủy cũng là cát thần của bạn (cát thần hay kỵ thần chỉ phụ thuộc vào chi tháng sinh).

9. Giờ sinh ảnh hưởng tới Ngũ hành Bát tự như thế nào?

Giờ sinh cũng có thuộc tính Ngũ hành, ví dụ người sinh buổi trưa, hành Hỏa vượng thịnh, người sinh ban đêm hành Thủy vượng thịnh.
Sau tháng sinh, Địa chi giờ sinh là một yếu tố quan trọng khống chế Ngũ hành Bát tự.
Mọi người nói chung đều biết hành gốc của các chi giờ:
Tý (Thủy): 11-1 giờ đêm
Sửu (Thổ): 1-3 giờ đêm
Dần (Mộc): 3-5 giờ sáng
Mão (Mộc): 5-7 giờ sáng
Thìn (Thổ): 7 – 9 giờ sáng
Tỵ (Hỏa): 9-11 giờ trưa
Ngọ (Hỏa): 11-1 giờ chiều
Mùi (Thổ): 1 – 3 giờ chiều
Thân (Kim): 3-5 giờ chiều
Dậu (Kim): 5-7 giờ tối
Tuất (Thổ): 7 – 9 giờ đêm

Hợi (Thủy): 9-11 giờ đêm
Mọi người nên nắm được nội hàm Ngũ hành của các giờ đầy đủ. Gọi Tý (Thủy): hành Thủy có tính chất đại biểu của Địa chi Tý, song Tý còn có một hành nữa (hành ẩn). Thực ra, nó không ẩn, chỉ là hành thứ hai, thứ ba, giống như đứa con thứ hai, thứ ba của bạn.
Bảng các Hành của 12 Địa chi

Địa chi nhất Hành thứ hai
(ẩn)
Hành thứ ba (ẩn)
Thủy (dương)
Sửu Thổ (âm) Kim (âm) Thủy (âm)
Dần Mộc (dương) Hỏa (dương) Thổ (dương)
Mão Mộc (âm)
Thìn Thổ (dương) Thủy (âm) Mộc (âm)
Tỵ Hỏa (âm) Kim (dương) Thổ (dương)
Ngọ Hỏa (dương) Thổ (âm)
Mùi Thổ (âm) Mộc (âm) Hỏa (âm)
Thân Kim (dương) Thủy (dương) Thổ (dương)
Dậu Kim (âm)
Tuất Thổ (dương) Hỏa (âm) Kim (âm)
Hợi Thủy (âm) Mộc (dương)

Hành thứ (chính)

5 Địa chi có hành Hỏa: Dần – Tỵ – Ngọ – Mùi – Tuất. Trong đó, Dần – Tỵ – Ngọ – Mùi có hành Hỏa hay biến mất, tức gặp các hành khác sẽ tự mất, ví dụ:
Dần gặp Hợi hóa thành Mộc, Tỵ gặp Thân hóa thành Thủy. Mùi gặp Ngọ hóa thành Thổ.
Ví dụ: Vận Tỵ nếu gặp Dậu – Sửu (Bát tự) biến thành Kim; vận Mùi nếu gặp Hợi – Mão (Bát tự) biến thành Mộc.
Như vậy, vận Tỵ lẽ ra nhiều Hỏa, song lại nhiều Kim không có Hỏa. Nói cách khác, Tỵ có thể có Hỏa, có thể không có Hỏa. Tỵ chỉ có Hỏa khi đứng một mình hoặc gặp Ngọ – Mùi (Hỏa cục). Tỵ gặp Thân biến thành Thủy. Vì vậy, người tuổi Tỵ rất giỏi biến hóa.
Năm 2001, năm Tân Tỵ. Mặc dù năm Tỵ (Hỏa), song hành Hỏa dễ biến thành Kim hoặc thành Thổ.
Mùi là Thổ – Hỏa – Mộc, Mùi còn là Mộc khố (kho Mộc) Mùi gặp Hợi – Mão biến thành Mộc. Mộc đối với người khuyết Hỏa rất cát lợi.
Chỉ có Ngọ là Địa chi gần như ít thay đổi bản chất Hỏa. Ngọ còn gọi là tứ chính (Tý – Ngọ – Mão – Dậu). Hành Tý Ngọ Mão Dậu gọi là 4 hành trung thành nhất: Tý (Thủy), (Hỏa), Mão (Mộc), Dậu (Kim) ít khi thay đổi hành.
– Tý nhiều Thủy nhất (giờ Tý, ngày Tý, tháng Tý)
– Ngọ nhiều Hỏa nhất (giờ Ngọ, ngày Ngọ, tháng Ngọ).
– Mão nhiều Mộc nhất (giờ Mão, ngày Mão, tháng Mão)
– Dậu nhiều Kim nhất (giờ Dậu, ngày Dậu, tháng Dậu)
Người khuyết Hỏa nên lợi dụng giờ Ngọ để đạt thành công.
Người khuyết Hỏa chủ yếu nạp khí Hỏa ở các giờ: Dần – Tỵ – Ngọ – Mùi
– Tuất. Tuất là kho lửa. Kho lửa này thường đóng, chỉ có người tuổi
Thìn mới có thể mở khóa kho được. Địa chi Tuất gặp Thân, Dậu (Kim) sẽ biến thành Mộc cục nên cũng không phải là Hỏa kiên trung.

10. Người khuyết Hỏa nên tìm hiểu phi tinh lưu niên
Sống trong không gian Bắc Nam Đông Tây, người khuyết Hỏa nên biết “quê hương” của Hỏa ở đâu? Hỏa ở phía Nam (quẻ Ly, thuộc Hỏa), góc phía Nam trong nhà bạn. Song thực ra, mỗi năm trong nhà bạn có một cung có nhiều Hỏa nhất. Đó là cung được sao Hỏa tinh Cửu tử (nhiều Hỏa) chiếu (bay vào).
Bất cứ một ngôi nhà nào, gian phòng nào cũng được chia làm 9 ô, gọi là 9 cung (Cửu cung). Mỗi cung hàng năm được một ngôi sao trên trời chiếu vào (bay vào). Đó là các sao:
Vị trí sao Hỏa tinh trong nhà bạn (sao Cửu tử):
Năm 2010: Tây Bắc
Năm 2011: Tây
Năm 2012: Đông Bắc
Năm 2013: Nam
Năm 2014: Bắc
Năm 2015: Tây Nam
Năm 2016: Đông
Năm 2017: Đông Nam
Năm 2018: giữa nhà
Năm 2019: Tây Bắc
Năm 2020: Tây
Năm 2021: Đông Bắc
Năm 2022: Nam

Năm 2023: Bắc
Năm 2024: Tây Nam

Sao thuộc
hiệu
Tên gọi
khác
Vị trí Quẻ Phủ
tạng
Ngũ
hành
Nhất bạch 1 Tham
lang
Bắc Khảm Thận Thủy
Nhị hắc 2 Cự môn Tây
Nam
Khôn Dạ
dày
Thổ
Tam bích 3 Lộc tồn Đông Chấn Gan Mộc
Tứ lục 4 Văn
khúc
Đông
Nam
Tốn Mật Mộc
Ngũ hoàng 5 Liêm
trinh
giữa
nhà
Cấn/
Khôn

lách
Thổ
Lục bạch 6 Vũ khúc Tây
Bắc
Càn Ruột
glà
Kim
Thất xích 7 Phá
quân
Tây Đoài Phổi Kim
Bát bách 8 Tả phụ Đông
Bắc
Cấn
lách
Thổ
Cửu tử 9 Hữu bật Nam Ly Tim Hỏa

chòm sao
Bắc Đẩu
Quy luật bay của sao: Tây Bắc – Tây – Đông Bắc – Nam – Bắc – Tây Nam – Đông – Đông Nam – giữa nhà (bay một vòng hết 9 cung lại
quay trở lại từ đầu).

11. Vào bếp nấu ăn có thể cải vận khuyết Hỏa

Người khuyết Hỏa nên thường xuyên vào bếp nấu càng lâu càng tốt. Đây là cách tự cứu của người khuyết Hỏa, tuy đơn giản song rất hiệu nghiệm.
Năm 2011, nồi cơm điện cũng nên đặt ở phương của bạn – người khuyết Hỏa. Nếu bạn là chủ nhà khuyết Hỏa, đặt nồi cơm điện ở vị trí phía Tây. Sau khi đặt nồi cơm điện ở đó, vận của bạn lập tức vượng phát.
Nơi có sao Cửu tử Hỏa tinh năm 2011 để nồi cơm điện (Tây) đại cát lợi.
TÂY
TÂY BẮC BẮC ĐÔNG BẮC
ĐÔNG

6 1 8
Càn Khảm Cấn
Cha trai giữa trai út
7 5 3
Đoài Cung trung Chấn
gái út Trai cả
2 9 4
Khôn Ly Tốn
Mẹ gái giữa gái cả

TÂY NAM NAM ĐÔNG NAM
Nồi cơm điện đang vận hành (đang nấu) mới có Hỏa. Nếu bạn thắp một ngọn đèn quả nhót ở đó cũng cát lợi, nếu thắp suốt đêm càng đại lợi. Chú ý, bạn không nên đặt bể cá ở đây, vì nước bể cá sẽ dập tắt lửa đèn.
Trước hết, bạn hãy xác định hướng nhà của mình theo la bàn phong thủy. La bàn phong thủy có đủ 24 sơn hướng sẽ chi dẫn cho bạn biết ngôi nhà bạn thuộc hướng nào và cung nào sẽ có sao nào chiếu (bay vào).
Nơi có Hỏa nhiều nhất chính là nơi sao Cửu tử (Hỏa tinh chiếu). Nơi đó bạn nên kê giường ngủ thì rất tốt. Nếu vì lý do nào đó không thể kê giường, đầu giường hướng về phía có sao Hỏa chiếu cũng cát lợi.

Trong phong thủy học, chỉ khi nào bạn nhìn thấy Hỏa mới có tác dụng nạp Hỏa, nếu bạn bị tường che chắn coi như không có Hỏa.
Tuy nhà có cổng nhưng cửa là hướng nhà. Nhà không có cổng chỉ có cửa ra vào, hướng cửa ra vào chính là hướng nhà. Người xưa đất rộng, có thể mở cổng 4 phương 8 hướng. Hàng năm hướng cổng nào xấu thì đóng, hướng cổng nào vượng thì mở. Với những nhà chung cư, từ tầng 1 đến tầng 5 theo hướng của cả tòa nhà. Từ tầng 6 trở lên lấy theo hướng cửa ra vào của căn hộ mình đang ở.
Chú ý, hướng nhà ở xưa nay đều lấy hướng của toàn bộ công trình kiến trúc làm hướng chính, do đó cửa ra vào thường ở mặt tiền kiến trúc. Bạn có thể mở cổng ở bên trái hay bên phải nhà. Hướng nhà khác hướng cổng là vì thế.
Cách sách phong thủy hiện đại coi trọng tọa hơn hướng, coi nhà trạch Càn là tọa Tây Bắc hướng quay về Đông Nam. Các sách phong thủy cổ đều viết: trạch Càn tọa Đông Nam hướng Tây Bắc. Điều này gây nhầm lẫn cho việc xác định hướng nhà.
Xưa nay nhà chỉ nói đến hướng, vì trong phong thủy học, phải nhìn thấy trực tiếp mới chịu ảnh hưởng. Ví dụ, trước cửa nhà bạn có một vật nhọn chĩa vào nhà. Nếu bạn nhìn thấy bằng mắt mới hung, còn nếu vật nhọn đó bị tường che khuất thì không hung. Do vậy, hung sát phong thủy có thể phá được bằng cách hóa giải, cát lợi phong thủy có thể tạo ra bằng cách tôn tạo xây dựng. Vì vậy, hướng (hướng nhìn) quan trọng hơn tọa (sơn).

12. 8 hướng nhà cơ bản trong phong thủy học (Bát trạch)

Phụ bản màu số 13 giới thiệu 8 hướng nhà cơ bản, tạo ra 8 trạch nhà với 2 nhóm Đông trạch và Tây trạch. Theo nguyên lý phong thủy Bát trạch, người Tây mệnh chỉ nên ở Tây trạch, người Đông mệnh chỉ ở nhà Đông trạch sẽ được hưởng cát lợi.

Tên quẻ nhà Tọa Hướng Tên gọi theo hướng
nhà
Càn Đông Nam Tây Bắc trạch Càn
Tốn Tây Bắc Đông Nam trạch Tốn
Khảm Nam Bắc trạch Khảm
Ly Bắc Nam trạch Ly
Chấn Tây Đông trạch Chấn
Đoài Đông Tây trạch Đoài
Cấn Tây Nam Đông Bắc trạch Cấn
Khôn Đông Bắc Tây Nam trạch Khôn

13. Người khuyết Hỏa nên ở tầng chung cư nào?

Người khuyết Hỏa nếu chọn tầng nhà của mình hoặc tầng nhà chung cư phù hợp với mình, tức chọn tầng thuộc sao Cửu tử Hỏa tinh (nhiều Hỏa) hoặc tầng thuộc sao Tam bích (Mộc), sao Tứ lục (Mộc) là cát lợi.
Muôn biết tầng nào là sao Bát bạch, sao Tứ lục, sao Cửu tử, sao Ngũ hoàng (Thổ), sao Nhất bạch, sao Lục bạch (Kim sao Nhị hắc, sao Thất xích (Kim), sao Tam bích (Mộc) và Ngũ hành tương ứng hãy xem nguyên lý Ngũ hành và cách chọn tầng nhà chung cư ở Phụ bản màu số 13.
Từ tầng 10 trở lên lại theo quy luật trên tức tầng 10 sao Bát bạch, tầng 11 sao Cửu tử, tầng 12 sao Nhất bạch, tầng 13 sao Nhị hắc….
Người khuyết Hỏa ở tầng 2: cát lợi, đại kỵ ở tầng 3 (Thủy)
Người khuyết Thủy ở tầng 3: cát lợi, đại kỵ ở tầng 2
Riêng tầng 1 sao Bát bạch cát lợi đối với tất cả mọi người, vì hiện nay thuộc thời kỳ sao Bát bạch đương lệnh cầm quyền). Sao Bát bạch làm sao cầm quyền từ năm 2004 – 2023. Vì vậy, trong thời kỳ này, mọi sự kiện liên quan đến số 8 đều cát lợi. (Xem Phụ bản màu số 13)

14. Người khuyết Hỏa muốn phát nhanh nên làm gì?

Vị trí Tài thần của phòng khách là vị trí đối diện với cửa ra vào của phòng khách. Nếu cửa ra vào ở bên phải, Thần tài ở góc đối diện bên trái. Nếu cửa ra vào ở bên trái thì Thần tài ở vị trí góc đối diện bên phải. Góc Thần tài nên giữ sạch sẽ, tĩnh. Bạn nên treo đèn quả nhót hoặc để két tiền ở đó để tăng tài vận. Nếu góc Thần tài thuộc vị trí xấu trong nhà thì góc Thần tài ở vị trí bên trái của vị trí xấu. Ví dụ, nhà hướng Càn góc phía Nam là cung Tuyệt mạng, góc Thần tài sẽ ở cung
Tây Nam.
Bạn cần chú ý, góc Thần tài không nên đặt bể cá ở đó, trừ khi đó là cung xấu trong phòng khách.

15. Xác định vị trí hành Mộc và Hỏa trong nhà (vị trí vĩnh cửu)

1) Phi tinh trạch Khảm (tọa Nam – hướng Bắc)
Trạch Khảm là nhà có sao Nhất bạch ở cung trung (giữa nhà). Sao Cửu tử ở phía Đông Nam thuộc Hỏa. Trong Khảm trạch phía Đông Nam là nơi quan trọng nhất đối với người khuyết Hỏa. Bạn là người khuyết Hỏa nên đặt cây cảnh ở góc Đông Nam đại cát lợi, vì Mộc sinh Hỏa, tự nhiên bạn lại có thêm nhiều hành Hỏa.
Đây là loại hành có tính vĩnh cửu trong nhà. Hành của cung không thay đổi theo thời gian. Chỉ cần biết hướng nhà là có thể xác định vị trí Mộc, Hỏa trong nhà.

Phần lớn các tai họa về cháy nổ đều xảy ra ở vị trí đối diện sao Hỏa tinh. Ví dụ, nhà hướng Đông Nam cần chú ý góc Nam. Các sao phi tinh khi bay vào 9 cung gặp sao Cửu cung xảy ra hiện tượng sinh thì cát, khắc thì hung. Hiện tượng này gọi là “hai sao gặp nhau”.
Căn cứ vào kết quả cát hung của hai sao gặp nhau, chủ nhà sẽ quyết định sắp xếp phong thủy trong nhà năm đó.
Vậy Hỏa tinh lưu niên mới là yếu tố quan trọng nhất. Năm 2010, sao Cửu tử bay vào cung Tây Bắc, nếu đặt vật phong thủy màu đỏ hoặc bày cây cảnh ở đây, hành Hỏa sẽ vượng phát. Nếu chủ là nam thì vừa đúng hướng của chủ gia đình, vừa bổ sung hành khuyết. Thu nhập năm đó có thể tăng gấp hàng chục, thậm chí hàng trăm lần.
TÂY BẮC BẮC ĐÔNG BẮC

2
Nhị hắc
6
Lục bạch
4
Tứ lục
3
Tam bích
KHẢM 1
Nhất bạch
8
Bát bạch
7
Thất xích
5
Ngũ hoàng
9
Cửu tử

TÂY NAM NAM ĐÔNG NAM
1) Phi tinh trạch Khảm (tọa Nam hướng Bắc)
TÂY BẮC

8 7 2
3 6 9
1 5 4

2) Phi trạch Càn (hướng Tây Bắc)
ĐÔNG NAM

2 3 8
7 4 1
9 5 6

3) Phi tinh trạch Tốn (hướng Đông Nam)
ĐÔNG BẮC

4 2 6
9 8 7
1 5 3

4) Phi tinh trạch cấn (hướng Đông Bắc)
TÂY NAM

6 8 4
1 2 3
9 5 7

5) Phi tinh trạch Khôn (hướng Tây Nam)
ĐÔNG

6 1 2
8 3 7
4 5 9

6) Phi tinh trạch Chấn (hướng Đông)
TÂY

4 9 8
2 7 3
6 5 1

7) Phi tinh trạch Đoài (hướng Tây)
NAM

8 4 6
7 9 2
3 5 1

8) Phi tinh trạch Ly (hướng Nam)
Năm 2011 sao Cửu tử ở phía Tây, nên đặt cây cảnh ở đó để trợ
vận Hỏa.


Facebook Comments Box
Rate this post

2 thoughts on “BÍ QUYẾT SỐNG ĐÚNG MÙA SINH – MỆNH KHUYẾT HỎA 3”

Để lại bình luận

Scroll to Top
0

Your Cart